HỖ TRỢ KHÁCH KÝ GỬI HÀNG
Khám phá ưu, nhược điểm của chất liệu linen

Khám phá ưu, nhược điểm của chất liệu linen

Thứ Hai, 14/08/2023 5 phút đọc
Nội dung bài viết

Chất vải linen còn có tên gọi khác là vải lanh - là một trong những nguyên liệu đầu tiên của thời trang trên thế giới. Chất liệu được làm từ sợi cây lanh trong tự nhiên, phần thân và gốc của cây lanh được tách nhỏ thành từng sợi rồi dệt thành vải.

Vải linen có nguồn gốc gần các hồ ở Thụy Sĩ, tên gọi “Linen” theo tiếng Latinh là Linum hay Linon. Khi về Việt Nam, chất liệu được phiên âm thành vải Lanh cho dễ đọc và gần gũi với bản địa.

Ưu nhược điểm vải linen

Do được khai thác hoàn toàn từ tự nhiên nên vải linen rất lành tính với làn da. Sợi vải thanh mảnh, dai, có độ bền cao và bóng mượt hơn so với các loại vải khác kể cả cotton. Vải linen cao cấp có khả năng thấm hút rất nhanh giúp bề mặt vải luôn khô thoáng tự nhiên, mặc mát, chịu nhiệt cực tốt vì vậy được dùng nhiều vào mùa hè.

Tuy nhiên, loại vải này dễ bị nhăn, thay đổi sau mỗi lần giặt. Chất liệu linen có độ đàn hồi kém, ít co giãn nên rất dễ bị hỏng nếu giặt và phơi không đúng cách.

Các loại vải linen được ưa chuộng hiện nay

Vải linen lụa

Loại vải này là sự pha trộn giữa vải lanh và lụa nên tạo cảm giác mềm mại và thoáng mát khi sờ. Chất liệu thường được ứng dụng để may áo dài cách tân với nhiều kiểu dáng, hay những chiếc khăn choàng nhiều màu sắc đẹp mắt. Nhược điểm của vải linen lụa dễ mất màu, nhanh xuống cấp và không bền theo thời gian.

Vải linen ướt

Cũng giống như vải linen lụa, chất liệu linen ướt cũng rất mềm mượt và thông thoáng, rất thích hợp dùng trong những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên, sợi vải dễ bị co rút, độ bền và đàn hồi không cao nên thích hợp để làm những sản phẩm ít họa tiết, đơn giản như rèm cửa, đồ nội thất,... 

Vải linen bột

Sợi vải khá mộc mạc với bề mặt thô ráp nhưng lại sở hữu đặc tính mềm, khi sờ cảm giác dịu nhẹ, mát mẻ và dễ chịu. Vải linen bột được ưa chuộng để may chăn ga gối đệm, rèm cửa,... Loại vải này dễ bị nhũn và xuống màu nhanh sau giặt nhiều lần, vì vậy cũng hạn chế  phần nào trong quá trình ứng dụng chất liệu.

Vải linen tưng

Trong các loại vải linen thì chất liệu linen tưng có độ bền cao, giữ màu lâu, ít co rút và không bị ảnh hưởng quá nhiều sau khi giặt. Tuy nhiên, vải linen tưng rất dễ nhăn nên cần thường xuyên là ủi khi dùng để giữ được độ phẳng phiu. Ứng dụng phổ biến của loại vải này là dùng để may quần áo, với những bộ trang phục mùa hè thấm hút mồ hôi hiệu quả.

Vải linen xước/đũi

Bề mặt sợi vải mỏng nhẹ, có nhiều vết xước tạo nét đặc trưng, dễ nhất biết. Vải linen đũi được ứng dụng phổ biến trong thiết kế quần, vest, blazer,...

Vải linen Hàn Quốc

Một trong phiên bản đặc biệt khác của linen chính là linen Hàn Quốc. So với những loại ở trên thì linen Hàn Quốc có phần lép vế hơn. Tuy nhiên, giá thành trung bình của chúng lại khá mềm nên được sử dụng rất nhiều.

Hiện nay, vải linen Hàn Quốc được dùng rất nhiều để may những bộ trang phục thời trang, đồ trang trí nội thất,...

Hướng dẫn cách bảo quản vải linen được bền lâu

 Không ủi ở nhiệt độ quá cao

Theo các chuyên gia nghiên cứu, linen là loại vải có  thể chịu nhiệt khá tốt. Tuy nhiên, cũng như bao loại vải khác, chúng cũng có mức giới hạn của riêng mình.

Khi ủi, là trang phục, đồ vật được làm từ vải linen, mọi người lưu ý không điều chỉnh nhiệt độ quá 240 độ. Điều này sẽ hạn chế tình trạng cháy vải, hỏng hóc.

 Tránh sử dụng chất tẩy mạnh

Bên cạnh đó, trong quá trình giặt giũ, các bạn cũng nên hạn chế dùng chất tẩy mạnh. Loại hoá chất này có thể khiến vải bị loang màu và nhanh mục hơn.

Ngoài ra khi phơi, mọi người cần tránh để ở những vị trí có ánh nắng trực tiếp chiều vào. Ánh nắng sẽ vô tình khiến vải bị khô cứng. 

Không đẻ ở những khu vực bén lửa

Do được làm từ cây lanh, một loài cây rất bén lửa. Do đó, các bạn cần hạn chế bảo quản vải linen ở những khu vực toả nhiệt, có nhiệt độ cao để tránh tình trạng cháy, hoả hoạn.

 Cất giữ nơi thoáng mát, khô ráo

Tương tự như các loại vải khác, vải linen phải được cất giữ, bảo quản nơi thoáng mát, ít bụi khi không sử dụng đến nữa. Việc này sẽ hạn chế tình trạng vải bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập.

Hơn nữa, nếu muốn bảo quản quần áo 1 cách triệt để hơn, các bạn có thể phủ hơn 1 lớp ni lông mở ở bên trên.

Dụng cụ dệt vải của đồng bào Thái

Dụng cụ dệt vải của đồng bào Thái

Thứ Ba, 29/08/2023 4 phút đọc

Đồng bào dân tộc Thái Sơn La thường nói “Nhinh chang phải chang húc/trai chang dệt chương mạy chương tóc” (nghĩa là: Gái thì thêu thùa... Đọc tiếp

Nghề dệt vải thủ công truyền thống của người Tày Tuyên Quang

Nghề dệt vải thủ công truyền thống của người Tày Tuyên Quang

Thứ Ba, 29/08/2023 7 phút đọc

Trước đây, nghề trồng bông, dệt vải, dệt thổ cẩm rất phổ biến trong người Tày. Các thiếu nữ 13-14 tuổi đã bắt đầu có mảnh... Đọc tiếp

Gìn giữ nghề xe lanh, dệt vải thủ công của đồng bào Sán Chỉ

Gìn giữ nghề xe lanh, dệt vải thủ công của đồng bào Sán Chỉ

Thứ Ba, 29/08/2023 6 phút đọc

Nghề xe lanh, dệt vải thủ công của đồng bào dân tộc Sán Chỉ ở huyện vùng cao Pác Nặm đã có từ lâu đời và... Đọc tiếp

Thế giới đã phát triển thời trang bền vững ra sao?

Thế giới đã phát triển thời trang bền vững ra sao?

Thứ Bảy, 19/08/2023 4 phút đọc

Thời trang bền vững là một trong những xu hướng đi đầu trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay. Khi kết hợp giữa khái niệm “thời trang” và “bền... Đọc tiếp

Nội dung bài viết