
Muốn mặc vải line bền, cần làm thế nào?
Thứ Năm,
20/07/2023
5 phút đọc
Nội dung bài viết
Vải linen tại Việt Nam gọi là vải thun lanh hay chúng còn có tên gọi là vải đũi. Đây là loại vải thông thường và được xuất hiện đầu tiên để phát triển hàng may mặc trên thế giới. Bạn có biết, thời kì các loại vải làm từ sợi tự nhiên đã qua và con người đang dần sử dụng sợi nhân tạo trong việc may mặc. Nhưng hiện tại việc giặt ủi đều luôn xuất hiện các chất liệu vải linen có trong quần áo, ra giường, gối, dây thừng và nhiều thứ khác. Về vải linen, từ xa xưa ở Ai Cập nó quý đến nổi con người dùng vải linen để bọc xác ướp và quấn lớp ngoài bằng da động vật. Việc ướp xác tốn rất nhiều vải linen có thể tốn lên tới 1,6km chiều dài để bọc ướp xác.
Ngoài ra, bạn có biết các tờ tiền mỹ được làm từ đâu không ?
Đó là sự kết hợp của vải linen và cotton để làm các tờ tiền đô la bây giờ, vì cấu tạo của chúng cứng như những tờ giấy khi kết hợp với cotton. Đặc biệt, tờ đô la Mỹ không thấm nước do đặc tính sợi bông chúng có trong cây bông vải. Và thành phần của sợi bông vải hầu như Xenlulozơ 100% không thấm nước.
Thành phần Vải Linen ( Vải Lanh )
Vải linen là loại vải được liên kết chặt chẽ từ các sợi lanh lại với nhau. Cây lanh được trồng hầu như nhiều nơi trên thế giới nhất là khí hậu ôn đới và chúng được ứng dụng làm sợi sơ hơn 6000 năm. Tại Việt Nam cây lanh trồng tại các khu vực như Lào Cai, Sapa và thôn Sin Chải - đồng bào Mông, chủ yếu ứng dụng để dệt thổ cẩm. Việc kéo sợi cây lanh sẽ trải qua các quá trình tóm tắt như sau :
- Quá trình giầm tức là tách sợi lanh có từ trong thân cây lanh.
- Khi có được sợi lanh, các sợi lanh được chải và lọc để tìm kiếm các sợi dài.
- Các sợi lanh trung bình phải dài 20 cm, nếu đạt tiêu chuẩn lọc sợi thì sẽ được dệt thành vải lanh
Lợi ích của vải linen
Vải linen là loại sợi tự nhiên chúng dệt và ra sản phẩm rất nhanh so với dệt vải cotton. Thông thường tốc độ dệt của chúng cho ra sản phẩm gấp 2 đến 3 lần so với cotton. Về lợi ích của vải linen, vải linen hút ẩm và thoát nhiệt rất tốt. Vào mùa hè, vải linen sử dụng rất nhiều chúng ứng dụng vào may quần áo và chăn ga gối nệm vào mùa hè. Về độ phai màu, hầu như vải linen có độ bám màu rất tốt chúng hầu như rất ít bay màu khi giặt giũ đây là điều mà khách hàng sử dụng rất ấn tượng. Vải linen có khả năng kháng khuẩn cực tốt, chống nấm và chống tia cực tím phù hợp cho việc may những áo chống nắng.
Nói về ưu điểm thì nhược điểm của vải linen đó là dễ nhăn, bởi vì vải linen có độ đàn hồi kém. Về giá thành thật sự rất tiếc là chúng có giá cao hơn vải thun cotton, cho nên độ phổ biến để may áo thun rất hiếm. Nhưng không vì thế mà chúng suy giảm, để đảm bảo sức khỏe trong gia đình. Nhiều người sử dụng vải linen làm những loại chất liệu sử dụng trong nhà như khăn bàn, khăn tắm, ga trải giường và nhiều vật dụng khác.
Cách bảo quản Vải Linen
Như cách chúng tôi chia sẽ ở trên, do đặc tính đàn hồi vải linen kém cho nên việc bảo quản vải linen sẽ khác so với các loại vải còn lại. Nếu bạn thích sử dụng áo quần bằng vải linen ( lanh) thì bạn nên tập làm quen với việc ủi chúng thật nhiều, nếu không bạn sẽ diện chúng giống như những quần áo cũ nhăn nhúm. Bạn nên để nhiệt độ cao khi ủi vải linen và kết hợp một chút bột ủi đồ. Ví dụ, tại sendo có bột ủi quần áo easy on, sử dụng bình xịt và đặc biệt xịt vào cổ áo sẽ có hiệu quả nhiều hơn khi ủi.
Khi mua các loại áo quần từ vải linen, bạn đừng có tưởng đồ cũ nhăn nheo nhé. Nếu bạn nghĩ vậy người bán sẽ rất thất vọng lắm. Nếu bạn muốn mua vải linen (còn gọi lanh) không nhăn, thì bạn có thể tìm 2 loại vải có thời kì gây sốt giới nhân viên văn phòng đó là : Vải lanh thô và vải lanh xốp mỏng. Khi giặt quần áo bằng chất liệu vải linen bạn phải chú ý là nên đợi khô hẳn rồi mới sử dụng, bởi vì khi sử dụng quần áo lanh ẩm chúng sẽ nhăn rất nhiều so với khi khô.
Nếu muốn vải thun linen của mình mềm mại, thì bạn nên giặt bằng máy giặt nhiều hoặc sử dụng chúng dài theo thời gian. Khi sử dụng lâu năm, vải linen sẽ mềm mại hơn so với lần mua ban đầu. Giống như những áo thun chất liệu cotton, vải linen có xu hướng dễ rút lại cho nên sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh là điều tốt nhất. Nếu bạn muốn chất liệu cứng cáp như lúc mới mua bạn có thể giặt khô với vải để đem lại chất liệu vải cứng như mới.