HỖ TRỢ KHÁCH KÝ GỬI HÀNG
Nghiên cứu mới hé lộ bí ẩn đằng sau những chiếc áo giáp đá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Nghiên cứu mới hé lộ bí ẩn đằng sau những chiếc áo giáp đá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Thứ Hai, 14/08/2023 2 phút đọc

Một nghiên cứu mới hé lộ việc người xưa ở Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng mở xưởng chế tạo hàng loạt áo giáp bằng đá với kích thước như thật.

Giáo sư Xuewei Zhang công tác tại Phòng thí nghiệm Khảo cổ Sinh học thuộc Đại học Cát Lâm, cùng các cộng sự đã tìm hiểu chi tiết những chiếc áo giáp làm bằng đá được tìm thấy ở các khu vực trong và gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng, theo nghiên cứu đăng tải trên chuyên trang khoa học Science Direct.

Năm 1998, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện những chiếc áo giáp đá với kích thước tương đương cho người thật mặc trong hố K9801 tại lăng mộ hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy Hoàng. Áo giáp có niên đại khoảng 2.200 năm được làm từ 600 viên đá vôi, nối với nhau bằng dây đồng. Tất cả đều được làm thủ công một cách tỉ mỉ. 

Năm 2019, các chuyên gia Viện Khảo cổ Thiểm Tây khai quật khu khảo cổ Liujiagou ở thành phố Hàm Dương, kinh đô của nhà Tần trước đây, phát hiện 32.392 cổ vật.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt áo giáp đá và các công cụ chế tác. Số lượng thậm chí còn lớn hơn so với những gì tìm thấy bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Các nhà khảo cổ nhận thấy người xưa rất tỉ mỉ trong việc chế tác áo giáp đá, gồm đánh bóng kỹ các bề mặt, xử lý các góc cạnh với độ hoàn thiện cao.

Theo trang mạng Ancient Origins, nghiên cứu mới của giáo sư Xuewei Zhang trập trung vào quy trình sản xuất áo giáp đá. Áo giáp đá gồm mảnh phía trước và phía sau, miếng che vai và phần bảo vệ đùi. Trang phục sử dụng đá vôi chất lượng cao với số lượng mối nối tối thiểu.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, khu vực khai quật năm 2019 là "xưởng chế tác áo giáp đá quan trọng trong thời Tần Thủy Hoàng".

Tuy nhiên, mẫu áo giáp này không phù hợp để mặc trên thực tế do không bảo vệ người mặc hiệu quả và dễ bị hư hỏng do va chạm.

Nhóm nghiên cứu cho biết, áo giáp đá được sử dụng để bảo quản đồ tùy táng vì khả năng tồn tại với thời gian lâu dài hơn nhiều so với áo giáp da

Có thể nói, 2.200 năm trước tại Trung Quốc, áo giáp đá được sản xuất chủ yếu cho mục đích phục vụ tang lễ với kiểu dáng và kích thước giống như thật. Theo các nhà nghiên cứu, người dân Trung Hoa thời kỳ này có tập tục chôn áo giáp, vũ khí và đồ chế tác quân sự bằng đá cho người đã khuất. Điều này được phản ánh rõ rệt nhất thông qua lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

T/h

12 khám phá khảo cổ quan trọng thay đổi lịch sử nhân loại

12 khám phá khảo cổ quan trọng thay đổi lịch sử nhân loại

Thứ Ba, 29/08/2023 7 phút đọc

Một số lượng lớn các khám phá khảo cổ có giá trị trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đã mở ra một số bí... Đọc tiếp

Bí ẩn lịch sử về vải tơ chuối huyền thoại của người Việt xưa

Bí ẩn lịch sử về vải tơ chuối huyền thoại của người Việt xưa

Thứ Bảy, 19/08/2023 2 phút đọc

Vải tơ chuối là một thành tựu lớn trong kĩ thuật dệt của người Việt xưa. Đáng tiếc rằng ngày nay loại vải này không còn... Đọc tiếp

Hoàng hậu da đen duy nhất trong lịch sử Trung Hoa sống ở thời nào?

Hoàng hậu da đen duy nhất trong lịch sử Trung Hoa sống ở thời nào?

Thứ Hai, 14/08/2023 5 phút đọc

Lịch sử phong kiến Trung Quốc ghi nhận một người duy nhất có nguồn gốc châu Phi, xuất thân nghèo hèn nhưng lại trở thành Hoàng... Đọc tiếp

Nội dung bài viết
  1. Một nghiên cứu mới hé lộ việc người xưa ở Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng mở xưởng chế tạo hàng loạt áo giáp bằng đá với kích thước như thật.