HỖ TRỢ KHÁCH KÝ GỬI HÀNG
Thời trang bền vững là gì?

Thời trang bền vững là gì?

Thứ Ba, 01/08/2023 5 phút đọc
Nội dung bài viết

Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta cần hiểu thêm về cụm từ “tính bền vững”.

Tính bền vững ở đây được hiểu đơn giản là vòng đời sử dụng của một sản phẩm, giảm thiểu sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên tự nhiên trong việc duy trì cân bằng sinh thái. Ngoài ra, tính bền vững còn được hiểu theo một nghĩa sâu xa hơn, đó là việc duy trì quyền lợi hạnh phúc của mọi người trong xã hội. Hai khái niệm thời trang và bền vững đi đôi với nhau, tạo nên ý nghĩa cho cụm từ “thời trang bền vững”.

Có thể giải thích một cách dễ hình dung, rằng thời trang bền vững là việc sử dụng chất liệu an toàn, có thể tái sử dụng, tự phân huỷ và quy trình sản xuất tiết kiệm, an toàn, hạn chế tối đa tiêu thụ tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, quy trình sản xuất còn phải đảm bảo quyền lợi công bằng và tiền lương cho người tham gia vào quá trình lao động trong ngành thời trang.

Nguồn gốc của thời trang bền vững

Thực tế, vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, thời trang bền vững đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên xu hướng này ở thời điểm đó vẫn chưa thực sự phổ biến rộng rãi. Mở đầu xu hướng này phải kể đến 2 thương hiệu trứ danh trong làng thời trang là Patagonia và ESPRIT. Với tôn chỉ bảo vệ môi trường, các thương hiệu này đã có những cải tạo trong chất liệu nhằm giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng trong sản xuất sản phẩm.

Bên cạnh đó, Doug Tompkins và Yvon Chouinard đến từ 2 thương hiệu trên cũng đã chỉ ra được nguyên nhân cơ bản tạo nên sự “không bền vững” trong thời trang. Đó chính là sự tăng trưởng và tiêu dùng theo cấp số nhân.

Giai đoạn mà xu hướng thời trang bền vững trở nên rộng rãi và được nhiều người biết đến là vào năm 1990. ESPRIT đã truyền tải thông điệp “tiêu dùng có trách nhiệm” trên tạp chí Utne Reader. Theo đó, trên The New York Times Patagonia cũng đính kèm slogan “Đừng mua những chiếc áo khoác này” cho những món đồ Thời trang nhanh – Fast Fashion.

Các tiêu chí trong thời trang bền vững

Tiêu chí 3R trong thời trang bền vững

Thời trang bền vững đi kèm với các tiêu chí sau: 3R: Reduce, Reuse, Recycle (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế)

  • Reduce (tiết giảm): cách tiêu dùng, lối sống và quy trình sản xuất tối giản làm giảm lượng chất thải phát sinh ra môi trường. Lượng chất thải tạo ra càng ít càng là sự tối ưu hóa.
  • Reuse (tái sử dụng): tận dụng công năng và tuổi thọ sản phẩm một cách tối ưu vào những mục đích khác nhau.
  • Recycle (tái chế): tận dụng các vật liệu thải đi để sáng tạo nên những sản phẩm có ích.

Do đó, mục đích của thời trang bền vững như sau:

  • Giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp thời trang
  • Kéo dài vòng đời sản phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm thực sự chất lượng, bền bỉ có thể đáp ứng tiêu chí “3R”
  • Tăng tính minh bạch trong ngành thời trang về xuất xứ, sản xuất, chất liệu,…
  • Tạo ra được điều kiện làm việc cho người lao động, bảo vệ mọi quyền lợi lao động tốt hơn
  • Giáo dục, thúc đẩy và tuyên truyền người dùng hướng đến “green customer”
  • Tạo ra nền kinh tế bền vững, cộng đồng thịnh vượng, nền sinh thái xanh trong suốt quá trình hoạt động.

Các chất liệu được sử dụng trong thời trang bền vững

Nguồn gốc thiên nhiên

Vải sợi thiên nhiên là những loại vải có nguồn gốc lấy trong tự nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm, sợi gai, … Tuy nhiên, trong việc trồng trọt các loại cây này, không thể tránh việc sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất gây hại của đất đai. Do đó, một số thương hiệu ngày nay còn sử dụng các loại sợi organic, một loại sợi không sử dụng bất cứ hoá chất độc hại nào trong quá trình canh tác, trồng trọt.

Ngoài ra, chúng ta còn có các loại vải thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật như lông cừu, dê, … Trong quá trình chăn nuôi, động vật đòi hỏi được đảm bảo về môi trường sống, thể chất, tinh thần và quyền được thể hiện tập tính đặc trưng của loài. Đó được gọi là chính sách phúc lợi động vật (animal welfare policy). Ngoài ra, mọi thông tin về nguồn gốc xuất xứ của chúng cũng cần được minh bạch và công khai.

Nguồn gốc tái chế

Nguồn gốc tái chế ra đời sau khi ngành thời trang dệt may nhận được nhiều cáo buộc về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vải tái chế là một chất liệu được ưa chuộng trong ngành có nhiều nguồn gốc: nhựa PET, vải vụn, lốp xe, bã Cafe, rác thải, …. Nó giải quyết được tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của vực rác thải thời trang ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.

Thêm vào đó, quá trình tái chế có thể tiết kiệm được nhiều tiền lẫn công sức hơn so với việc sản xuất sản phẩm mới. Đây là chính là một vòng lặp khép kín và có thể được vận hành, sử dụng và tái chế trong lâu dài.

S/T

Dụng cụ dệt vải của đồng bào Thái

Dụng cụ dệt vải của đồng bào Thái

Thứ Ba, 29/08/2023 4 phút đọc

Đồng bào dân tộc Thái Sơn La thường nói “Nhinh chang phải chang húc/trai chang dệt chương mạy chương tóc” (nghĩa là: Gái thì thêu thùa... Đọc tiếp

Nghề dệt vải thủ công truyền thống của người Tày Tuyên Quang

Nghề dệt vải thủ công truyền thống của người Tày Tuyên Quang

Thứ Ba, 29/08/2023 7 phút đọc

Trước đây, nghề trồng bông, dệt vải, dệt thổ cẩm rất phổ biến trong người Tày. Các thiếu nữ 13-14 tuổi đã bắt đầu có mảnh... Đọc tiếp

Gìn giữ nghề xe lanh, dệt vải thủ công của đồng bào Sán Chỉ

Gìn giữ nghề xe lanh, dệt vải thủ công của đồng bào Sán Chỉ

Thứ Ba, 29/08/2023 6 phút đọc

Nghề xe lanh, dệt vải thủ công của đồng bào dân tộc Sán Chỉ ở huyện vùng cao Pác Nặm đã có từ lâu đời và... Đọc tiếp

Thế giới đã phát triển thời trang bền vững ra sao?

Thế giới đã phát triển thời trang bền vững ra sao?

Thứ Bảy, 19/08/2023 4 phút đọc

Thời trang bền vững là một trong những xu hướng đi đầu trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay. Khi kết hợp giữa khái niệm “thời trang” và “bền... Đọc tiếp

Nội dung bài viết